Nhượng quyền

Sự thất bại của hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh và xu hướng hamburger thương hiệu Việt

Các thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam như KFC, McDonald’s, Lotteria, Burger King… Một chặng đường dài cũng đủ để cho thấy sự thất bại của những thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới tại thị trường Việt Nam. Đồng thời xu hướng mới xuất hiện với dòng sản phẩm bánh hamburger mang thương hiệu Việt.

Một cửa hàng Kebab Torki có bán Buger

Việt Nam – Thị trường hấp dẫn của các “ông lớn” thức ăn nhanh

Khoảng những năm 2010, các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam. Hàng loạt cái tên “sừng sỏ” mong muốn chiếm lĩnh thị trường. Trong đó phải kể đến hàng loạt thương hiệu nổi bật. Đầu tiên phải kể đến McDonald’s – thương hiệu thức ăn nhanh giá trị nhất thế giới với khoảng 130 tỷ USD.

McDonald’s đổ bộ vào Việt Nam vào năm 2014, khi mà Việt Nam đã có KFC, Lotteria. Thời điểm đó, NBC của Mỹ đã miêu tả ngày mở cửa hàng đầu tiên của McDonald’s khai trương khi rất đông người dân háo hức ghé thăm để thử. Người ta sẵn sàng xếp hàng chờ nhiều giờ đồng hồ chỉ để được ăn thử một chiếc Big Mac.

Trước khi tiến quân vào thị trường Việt Nam, đã đề ra mục tiêu mở khoảng 100 cửa hàng trong thời gian 10 năm. Không chỉ McDonald’s có tham vọng mang nhiều thương hiệu nước ngoài cũng chẳng thể bỏ “miếng mồi ngon”. KFC, Lotteria, booking cho đến Pizza Hut và hàng loạt thương hiệu khác bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.

Đây đều là những thương hiệu lớn với cửa hàng trải rộng khắp thế giới. Đơn cử như McDonald’s sở hữu khoảng 36.000 cửa hàng tại 100 quốc gia, Burger King cũng không kém cạnh khi có tối khoảng 16.000 cửa hàng. Các thương hiệu khác vì có phần kém cạnh hơn nhưng cũng là những ông lớn trên thị trường thức ăn nhanh quốc tế.

Thất bại ê chề của các “ông lớn” tại thị trường Việt Nam

Không thể phủ nhận các “ông lớn” như McDonald’s, KFC, Pizza Hut, Burger King có giá trị thương hiệu cao tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc những ông lớn này có thể ăn nên làm ra tại thị trường Việt Nam. Tiếp tục lấy ví dụ với McDonald’s.

Hãng đề ra mục tiêu mở khoảng 100 cửa hàng tại Việt Nam trong 10 năm từ năm 2014 đến khoảng 2025. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thương hiệu này chỉ còn khoảng 15 cửa hàng trên khắp cả nước và hoạt động với doanh thu không lớn. 

Điều tương tự tiếp tục tái diễn với Burger King – thương hiệu nổi tiếng với món bánh hamburger tiến quân vào thị trường Việt Nam vào năm 2012 cùng số vốn lên đến 40 triệu USD. Thế nhưng đến hiện tại Burger King cũng chỉ sở hữu khoảng 10 cửa hàng trên khắp cả nước. Những thương hiệu khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

“Khá khẩm” hơn cả chỉ có thương hiệu KFC với dòng sản phẩm gà rán và Pizza Hut nổi bật trong thị phần pizza. Hai thương hiệu này được đánh giá là có khả năng ăn nên làm ra nhất tại Việt Nam. Vậy nhưng xét đến cùng thì hai chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh chiếm thị phần cao nhất vào khoảng 2015 trở về trước là KFC và Lotteria đều cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. 

Tốc độ tăng trưởng dần có dấu hiệu giảm sút từ hai con số với khoảng 17-18%/năm vào khoảng trước năm 2017 thì đã hạ xuống chỉ còn một con số với mức tăng khoảng 7% sau năm 2018. Thậm chí thương hiệu Lotteria còn có mức tăng trưởng ở dưới 3%. Số lượng cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng chưa đến 30% tổng số cửa hàng kinh doanh ẩm thực toàn quốc.

Đằng sau thất bại của các thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu

Các thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới gây ấn tượng với các món ăn như pizza, gà rán, khoai tây chiên, hamburger. Đây là những món ăn đặc trưng của chuỗi thức ăn nhanh đến từ nước ngoài. 

Thất bại từ “thức ăn nhanh” và cung cách phục vụ

Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của những món ăn này đối với thực khách trên khắp thế giới. Tuy nhiên KFC, Lotteria, Burger King hay McDonald’s đều sở hữu menu có phần giống nhau. Những món ăn đặc trưng chẳng có gì khác biệt nên sự cạnh tranh khá lớn. 

Cung cách phục vụ cũng là một yếu tố khiến cho các thương hiệu này thất bại tại thị trường Việt Nam. Có thể lấy ví dụ với món bánh hamburger thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Khách hàng đến với các chuỗi đồ ăn nhanh này sẽ phải thực hiện quy trình bao gồm gửi xe, order món ăn, chờ lấy món ăn trong khoảng 10 phút, lấy xe rồi ra về. 

Trường hợp cửa đông khách thời gian chờ thậm chí còn lâu hơn. Toàn bộ thời gian để mua đồ ăn thường kéo dài trên hai mươi phút. Có thể đối với văn hóa Mỹ và các quốc gia khác thì đây được gọi là thức ăn nhanh nhưng tại Việt Nam thì không. Ở Việt Nam người ta có thể dễ dàng ghé vào một quán ngoài đường gọi một phần bánh hamburger để ăn ngay tại chỗ hoặc mang đi theo. 

Thời gian để mua những chiếc bánh chỉ khoảng 5 phút, ngắn hơn nhiều so với “thức ăn nhanh” du nhập từ nước ngoài. Hơn thế nữa đồ ăn nhanh thiếu đa dạng không như hàng loạt món ăn của Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến cho các thương hiệu nổi tiếng này thất bại. 

Chỉ tính riêng bánh mì Việt Nam đã sở hữu cả trăm loại khác nhau. Đó là còn chưa kể đến bún, phở, xôi… Cách thức hoạt động của các cửa hàng thức ăn nhanh hướng đến việc khách hàng tự phục vụ. Trong khi đó theo tâm lý người Việt thì thức ăn nhanh là phải nhanh, gọi và tiện lợi. Người ta chẳng cần ăn tại chỗ mà chỉ muốn nhanh chóng mang đồ ăn đi để có thể kịp giờ làm, kịp giờ học thay vì chờ đợi.

Thị hiếu và giá bán

Philips Kotler – nhà marketing hiện đại với nhiều học thuyết nổi tiếng từ khẳng định “Việt Nam là bếp ăn của thế giới” để thể hiện sự trái ngược của mình trước sự đa dạng của nền ẩm thực nước ta. Ẩm thực Việt Nam thơm ngon, đa dạng với Hương vị đậm đà. 

KFC – thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng và chiếm thị phần lớn trên bản đồ thức ăn nhanh Việt Nam gia nhập thị trường từ năm 1997. Tuy nhiên KFC phải mất đến 7 năm mới có thể sở hữu 10 cửa hàng và chỉ đạo dựng được chỗ đứng nhờ món ăn nổi tiếng – gà rán. 

Các thương hiệu khác phải chật vật vì không đáp ứng được thị hiếu của người Việt. Người Việt Đánh giá những món ăn nhanh du nhập từ nước ngoài với hai từ “khô khốc” lại còn được bán với mức giá cao hơn bình quân khả năng chi tiêu của người Việt. 

Vì vậy thực khách chỉ thỉnh thoảng mới ăn thay vì ăn thường xuyên như những món Việt. Điển hình như bánh hamburger được bán tại các cửa hàng thức ăn nhanh có giá dao động trong khoảng từ 40.000 cho đến 100.000 đồng tùy loại. Trong khi đó tại các cửa hàng bên đường của Việt Nam thì chiếc bánh chỉ có giá từ 20.000 cho đến 50.000 đồng mà lại còn đảm bảo được tiêu chí “nhanh”.

chuỗi Kebab Torki giới thiêu mô hình kết hợp các sản phẩm phụ mới trong đó có Buger

Xu hướng mới với bánh hamburger thương hiệu Việt

Những thương hiệu thức ăn nhanh ở nước ngoài đã dần có dấu hiệu “lụi bại” tại Việt Nam. Các quốc gia khác có thương hiệu thức ăn nhanh của mình vậy tại sao Việt Nam không tự xây dựng thương hiệu riêng? Ý tưởng này đã thôi thúc Torki – thương hiệu chuyên cung cấp thức ăn nhanh của Việt Nam ra đời.

Ban đầu Torki khởi nghiệp với dòng sản phẩm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ và đạt được thành công ngoài mong đợi thông qua hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Torki không ngừng mở rộng và cung cấp thêm sản phẩm bánh hamburger hương vị Việt với mức giá phải chăng. Torki đã thành công khi tạo nên thương hiệu thức ăn nhanh của người Việt với khoảng 400 cửa hàng trên khắp cả nước.

Torki chính là minh chứng cho thấy Việt Nam cũng có thể tạo ra bánh hamburger của riêng mình mà không phải dùng “hàng ngoại nhập”.

Thông tin liên hệ: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế Torki

Trụ sở địa chỉ: 120/7 Lê Văn Quới, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0937.038.598 / Email: franchise@kebabtorki.com
Mua vỏ bánh Hamburger / Mở xe bánh mì Hamburger bấm liên kết tư vấn qua Zalo: https://zalo.me/0358909398

Phản ứng của bạn là gì?

Excited
3
Happy
1
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *